Xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực để làm gì?
Những chiếc cọc bê tông dự ứng lực chắc hẳn nó không còn xa lạ trong các công trình xây dựng hiện nay. Việc thi công cọc bê tông dự ứng lực đòi hỏi quá trình nghiên cứu thực địa chuẩn xác mới có thể đảm bảo được chất lượng công trình. Bởi vậy, việc xử lý đất nền trước khi đóng cọc là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất về cọc bê tông dự ứng lực.
Nội dung bài viết
Cọc bê tông dự ứng lực là gì?
Cọc bê tông dự ứng lực là dạng cọc tròn hoặc vuông, có rất nhiều các ưu điểm và ứng dụng. Ở nước ta hiện nay có một số nhà máy có thể chế tạo được loại cọc này nhưng phổ biến hơn cả vẫn là loại cọc bê tông dự ứng lực tròn.
Ưu điểm của cọc bê tông dự ứng lực
Về mặt giá thành, so với các loại cọc khác thì cọc bê tông dự ứng lực có chênh lệch không lớn lắm nên nó được sử dụng ngày càng nhiều tại các công trình kiến trúc hiện nay.
Ưu điểm vượt trội nhất của loại cọc bê tông dự ứng lực này chính là tiến độ. Nếu đúc cọc thường thì sẽ không cần áp dụng kỹ thuật dưỡng hộ nhanh. Hấp hơi nước chừng 2 đến 3 tiếng là nó đã có thể cứng đanh lên, vì thế có thể chở ngay đến công trường vào ngày hôm sau để thi công.
Mục đích của việc xử lý nền đất yếu trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực
Xử lý nền đất yếu trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, giúp cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất như: Giảm tính nén lún, giảm hệ số rỗng, tăng trị số modun biến dạng, tăng độ chặt, tăng cường độ chống cắt của đất…Đối với các công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn giúp làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo độ ổn định cho khối đất đắp.
Kỹ thuật cải tạo nền đất thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực tế để cải thiện khả năng chịu tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của các công trình khác nhau. Bởi vậy, việc đặt nền móng cho công trình xây dựng trên nền đất yếu đòi hỏi người thi công cần phải có biện pháp kỹ thuật để cải tạo khả năng chịu lực của nó.
Những yếu tố tác động đến xử lý đất nền trước khi đóng cọc
Việc xử lý đất nền trước khi xây dựng công trình phụ thuộc vào điều kiện như: Đặc điểm công trình, đặc điểm nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thợ thi công đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý nhất. Có nhiều biện pháp xử lý đất nền trước khi đóng cọc cụ thể như: Biện pháp xử lý về kết cấu công trình, biện pháp xử lý về móng, biện pháp xử lý nền, các vấn đề khi thi công xây dựng công trình trên nền đất yếu.
Các giải pháp móng cọc có độ sâu không lớn đều thỏa mãn được sức chịu tải nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề lún, chỉ có cọc móng có độ sâu đủ lớn mới có thể giải quyết được vấn đề lún và sức chịu tải. Do đó, các công trình thi công xây dựng nhà trong khu phát triển trung tâm đô thị mới thường chủ yếu sử dụng dạng thiết kế cọc móng định hình như cọc bê tông vuông đúc sẵn 250/250, 300/300, 400/400,..
Đơn vị thi công cọc bê tông dự ứng lực uy tín, chất lượng
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ được mục đích xử lý đất nền trước khi ép cọc bê tông dự ứng lực. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các loại móng cọc, đội ngũ nhân viên của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long sẵn sàng tư vấn 24/7. Tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thi công ép cọc, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết, chính xác nhất. Đồng thời nếu bạn đang có nhu cầu thi công cọc bê tông dự ứng lực nói riêng và thi công ép cọc bê tông nói chung, đừng chần chờ nữa, hãy liên hệ ngay với Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long!