Tư vấn ép cọc bê tông cho một số công trình nhà ở tiêu biểu
Bạn chuẩn bị xây dựng công trình nhà ở cho gia đình, cho người thân, đã tìm hiểu phương pháp ép cọc bê tông nhưng lại chưa thể chọn lựa ra được phương pháp phù hợp. Bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới chủ đề: “Tư vấn ép cọc bê tông cho một số công trình nhà ở tiêu biểu”. Cùng tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Công trình nhà ở cho gia đình thường có các kiểu như sau: công trình kiểu chữ L dưới 7 tầng, trên 7 tầng hay các công trình dân sinh thông thường.
Nội dung bài viết
Tư vấn ép cọc bê tông cho công trình nhà ở chữ L
Với kiến trúc hiện đại, tiện nghi nhà kiểu chữ L đang trở thành xu hướng, xây dựng khá phổ biến ở nước ta được nhiều người theo đuổi. Bởi vừa tiết kiệm được tối đa diện tích, vừa có thể phù hợp với những ô đất không được vuông vắn nhưng vẫn mang lại tính thẩm mỹ cao. Đối với phương pháp ép cọc bê tông cho những công trình nhà dạng chữ L chúng tôi chia làm 2 loại. Nhà dưới 7 tầng và nhà trên 7 tầng.
Ép cọc bê tông đối với nhà ở chữ L dưới 7 tầng
Sức chịu lực ép cọc phù hợp với nhà kiểu này thường từ 40 đến 50 tấn. Loại cọc tương ứng sẽ có thiết diện 20x20cm, thép chủ phi 14. Loại cọc này sẽ giúp giảm thiểu chi phí khi thi công. Máy sử dụng ép cọc là máy neo thủy lực, thay vì dùng các loại máy tải hoặc bán tải.
Nhưng việc sử dụng loại cọc, máy neo trên chỉ phù hợp với nền móng bình thường, còn đối với nền móng yếu thì bắt buộc phải sử dụng loại cọc tiêu chuẩn có thiết diện là 25x25cm, thép chủ phi 16 và dùng máy tải hoặc máy bán tải để ép.
Ép cọc bê tông đối với nhà chữ L trên 7 tầng
Cần phải khảo sát thực địa cụ thể để đưa ra tính toán kỹ lưỡng về loại cọc ép, số lượng cọc xây dựng và tìm phương pháp ép coc cho phù hợp. Bởi nhà trên 7 tầng có trọng tải dồn lên móng nhà là rất lớn. Nếu tính toán không kỹ thì sau một thời gian có thể gây nên tình trạng sụt lún nhà ở rất nguy hiểm. Có thể xảy ra tai nạn cho chủ nhà, người thân và những người xung quanh. Đối với nhà chữ L từ 7 tầng trở lên, bắt buộc phải sử dụng phương pháp ép tải, bán tải. Không nên tiết kiệm chi phí trong khoản này. Loại cọc thông thường sử dụng là cọc đầu vuông đầu nhọn có thiết diện 25x25cm hoặc là cọc ly tâm.
Tư vấn ép cọc bê tông cho công trình dân sinh thông thường
Đối với các công trình dân sinh thông thường thì có nhiều phương pháp ép cọc để lựa chọn như đổ móng bê tông, ép cọc bê tông hay khoan cọc nhồi. Mỗi phương pháp này lại có những ưu thế và trở ngại riêng. Tùy thuộc vào thiết kế của công trình, mặt bằng khu vực thi công, địa chất nơi đó .. Hoặc mỗi đơn vị thi công ép cọc sau quá trình khảo sát sẽ đưa ra phương án ép cọc phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung thì cọc nhồi sẽ phù hợp với các loại công trình xây dựng như chung cư, siêu thị, trường học hoặc trung tâm thương mại lớn … Nhà ở thông thường cũng có thể phù hợp nhưng phương pháp này chi phí khá cao, gây nên lãng phí.
Còn đối với phương pháp đổ móng như những năm về trước vẫn áp dụng thì phù hợp với những công trình nhỏ, số tầng ít, diện tích nhỏ và nền móng vững chãi. Nếu công trình dân sinh vượt qua những tiêu chí kể trên mà vẫn sử dụng phương pháp đổ móng thì sẽ gây ra tình trạng nứt tường, sụt, lún.
Cuối cùng là ép cọc bê tông, phương áp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của 2 phương pháp trên. Ép cọc bê tông giúp công trình xây dựng có độ bền cao hơn. Ép cọc bê tông cũng không gây ra tiếng ồn và tốc độ thi công thì nhanh chóng hơn nhiều.
Thực tế lựa chọn phương pháp ép cọc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như quy mô công trình, bản thiết kế công trình và ngân sách của toàn bộ công trình hoặc cho riêng đối với hạng mục này. Vì thế quý vị cần tìm một đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín để mang lại hiệu quả tốt nhất cả về mặt chi phí lẫn độ chắc chắn và tiến độ thi công công trình.