Các cách ép cọc bê tông cốt thép phổ biến khi làm móng nhà
Với những khu vực đất thi công có nền đất yếu như đất ruộng, đất cát, đất bùn …thì ép cọc bê tông cốt thép chính là giải pháp thi công nền móng tốt nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn các cách ép cọc bê tông cốt thép phổ biến khi xây dựng nền móng nhà. Cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích nhé.
Tùy vào tính chất của mỗi công trình, điều kiện địa hình hay địa chất khu vực thi công mà chủ nhà, chủ thầu xây dựng sẽ chọn cách ép cọc bê tông cốt thép phù hợp. Dưới đây là những thông tin cụ thể.
Nội dung bài viết
Vì sao phải ép cọc bê tông móng trước khi thi công?
Cọc bê tông cốt thép ra đời với mục đích thay thế cho phương pháp ép cọc tre thô sơ trước kia. Giúp móng nhà vững chắc, kiên cố hơn trong quá trình sử dụng. Đảm bảo không xảy ra các tình trạng như sụt, lún, nứt tường hay đổ sập. Trên thực tế, có rất nhiều công trình khi đã hoàn thiện đưa vào sử dụng nhưng do nền móng không đảm bảo nên đã xảy ra những tình trạng kể trên, khiến vừa thiệt hại về tài sản, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Bởi những giá trị kinh tế và lợi ích mang đến cho công trình sau khi thi công mà cọc ép bê tông đã trở nên phổ biến sử dụng rộng rãi, gần như thay thế hẳn cọc tre truyền thống.
Cũng như cọc tre thì cọc bê tông cũng có nhiệm vụ truyền tải trọng của công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh. Khả năng bào mòn thấp cùng khả năng chống đỡ tốt nên tính ưu việt vượt trội hơn hẳn cọc tre. Bên cạnh đó, với việc ứng dụng thêm các loại máy móc thi công, việc đưa cọc bê tông xuống sâu các tầng đất đá để làm tang trả năng chịu tải trọng lớn của móng nhà trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.
Các cách ép cọc bê tông móng nhà phổ biến
Chọn cách ép cọc bê tông cốt thép phục thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình, vị trí, độ sâu, chiều dài cọc thi công … Vì thế, chủ đầu tư hay chủ nhà sẽ thường sử dụng một trong những cách sau:
- Cách 1: Đào hố móng, tiếp theo đưa máy móc thiết bị vào tiến hành ép cọc theo độ sâu như bản thiết kế. Ưu điểm của cách này là không bị cản trở bởi đầu cọc và không cần sử dụng hình thức ép âm. Nhưng nhược điểm xảy ra như sau: nếu khu vực thi công có mạch nước ngầm thì việc đào hố rất khó, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu trời mưa thì phải sử dụng máy bơm hút nước ra rồi mới tiến hành ép cọc đúng quy trình, đảm bảo chất lượng …
- Cách 2: Làm phẳng bề mặt khu vực thi công, rồi tiến hành ép cọc bê tông. Cách này phải có thêm bước ép âm. Ưu điểm: máy móc di chuyển thuận tiện kể cả khi trời mưa thì vẫn có thể hoạt động bình thường. Không những thế, việc san phẳng bề mặt khu vực đất thi công giúp cho nền móng nhà sẽ không ảnh hưởng đến mạch nước ngầm dưới lòng đất. Tuy nhiên hạn chế vẫn tồn tại như: phải dựng thêm các đoạn cọc ép âm nên công tác đào móng sẽ gặp nhiều trắc trở, sức lao động của con người phải cần nhiều bởi máy móc không thể hỗ trợ được.
Những lợi ích của ép cọc bê tông cốt thép khi làm móng nhà
Lợi ích đầu tiền khiến nhiều chủ thầu và chủ nhà chọn ép cọc bê tông cốt thép khi làm móng nhà đó là giúp kết cấu nhà xây dựng vững chãi bền bỉ theo thời gian sử dụng sau này.
Chất liệu làm cọc bê tông cốt thép gồm bê tông kết hợp cùng 2 loại sắt phi 14, 16 nên tạo ra một kết cấu cực kỳ vững chắc cho công trình.
Giảm sức lao động, thời gian thi công nhanh nên giúp chi phí thi công giảm xuống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Phương pháp này ứng dụng nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại nên gần như giải phóng được sức lao động, nhờ đó giúp giảm chi phí liên quan.
Thời gian thi công được rút ngắn hơn khá nhiều so với trước kia.
Tuy rằng phương pháp thi công này còn phụ thuộc nhiều vào địa chất, địa hình khu vực thi công, nhưng nhờ có thể áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào nên việc thi công nhà cũng trở nên thuận lợi hơn nhiều. Gần như loại bỏ được những hạn chế trước kia của các phương pháp truyền thống khác