Các hình thức ép cọc phổ biến nhất hiện nay

Để có một công trình chất lượng, giai đoạn ép cọc là vô cùng quan trọng, giữ vai trò làm nền móng cho các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều hình thức ép cọc, mỗi hình thức lại có ưu điểm riêng mà bạn cần nắm rõ để có thể đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho công trình của mình. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc top 4 hình thức ép cọc phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long khám phá để có thể lựa chọn được phương án phù hợp nhất cho công trình của mình nào!

Ép cọc bê tông cốt thép thường

Đây là hình thức ép cọc sử dụng các cọc bê tông đã được sản xuất sẵn tại các xưởng hoặc các công trường bằng bê tông cốt thép đúc và dùng thiết bị đóng, ép xuống đất. Phương pháp Ép cọc bê tông cốt thép này thích hợp sử dụng trong những môi trường như khu dân cư mới, những nơi có nền địa chất mới san lấp, nền đất nền có chướng ngại vật. Bởi cọc bê tông cốt thép có khả năng đâm xuyên qua các lớp địa chất phức tạp và nhiều chướng ngại vật mà vẫn có thể đảm bảo cọc không bị nứt gãy.

Ép cọc bê tông ly tâm

Đây là phương pháp sử dụng loại cọc được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được thực hiện hoàn toàn trong các nhà máy. Có 2 loại là cọc tròn và cọc vuông. Ép cọc bê tông ly tâm sẽ sử dụng phương pháp quay ly tâm có độ bền chịu nén của bê tông từ B40 – B60. Chiều dài và bề dày của thành cọc sẽ tùy vào đường kính ngoài của cọc.

Ưu điểm của phương pháp ép cọc bê tông ly tâm là sử dụng được trong các nền địa chất không có các chướng ngại vật như đất mới san lấp hoặc đất ruộng. Bên cạnh đó, sử dụng cọc bê tông ly tâm còn cắm sâu hơn rất nhiều so với sử dụng cọc bê tông cốt thép, từ đó sẽ tận dụng được khả năng chịu tải của mặt đất nền giúp bạn có thể giảm số lượng cọc trong một đài và bố trí thi công cũng dễ dàng và tiết kiệm chi phí xây dựng hơn. Đặc biệt là sức chịu tải ngang sẽ rất lớn do bê tông trong cọc được ứng lực trước, giúp gia tăng khả năng chịu kéo của bê tông và tăng khả năng chống ăn mòn, chống thấm.

Ép cọc khoan nhồi

Đây là phương pháp sử dụng cọc bê tông đã được đổ tại chỗ trong các lỗ tạo ra từ phương pháp khoan hoặc phương pháp ống thiết bị. Các cọc khoan nhồi này có đường kính thường là 0,6m; 0,8m; 1,0m; 1,2m;… Chiều dài cọc sẽ tùy theo điều kiện địa chất của công trình mà thiết kế cho phù hợp.
Ép cọc khoan nhồi có ưu điểm đó là sức chịu tải lớn nhờ tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn rất nhiều so với cọc đúc sẵn. Bên cạnh đó, việc bố trí đài cọc trong những công trình ngầm cũng vô cùng dễ dàng vì số lượng cọc trong một đài thường nhỏ. Phương pháp này phù hợp với các công trình kiến trúc có tải trọng lớn.

Ép cọc cừ

Đây là phương pháp gia cố trên nền đất thi công yếu, chịu được tải trọng thấp hoặc gia cố bờ đê, kè,… Có 2 cách thi công ép cọc cừ đó là thủ công và máy. Loại ép cọc cừ này thường được thi công tại những nơi ngập nước.

Trên đây là những hình thức ép cọc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bạn đã lựa chọn được phương án phù hợp chưa? Nếu bạn vẫn chưa tìm được phương án thi công ép cọc phù hợp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long sẽ tư vấn giúp tìm ra đáp án đâu mới là phương pháp ép cọc phù hợp nhất đối với công trình của bạn!

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thi công ép cọc bê tông trên toàn quốc. Với đội kỹ sư giàu kinh nghiệm và những thiết bị máy móc chất lượng hàng đầu Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn tạo lên những công trình vững chãi nhất!