Chia sẻ kinh nghiệm thi công khoan cọc nhồi nhà cao tầng bạn cần biết

Thi công móng nhà cao tầng trên nền đất yếu vẫn luôn là vấn đề được nhiều chủ đầu tư và các đơn vị thi công công trình quan tâm. Và cọc khoan nhồi đang là một trong những biện pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay bởi phương pháp này giúp đảm bảo an toàn và gia tăng khả năng chịu lực của nền móng hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, việc thi công khoan cọc nhồi khá khó nên cần có kỹ thuật cao. Chính vì thế, với hơn 10 năm trong nghề ép cọc bê tông cùng đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao đã dự thầu nhiều công trình lớn nhỏ chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm thi công cọc nhồi nhà cao tầng mà bạn cần biết. Theo dõi bài viết để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Phạm vi ứng dụng khoan cọc nhồi nhà cao tầng

Để hiểu tại sao phương pháp này lại được nhiều đơn vị thi công và nhà thầu lựa chọn phổ biến đến vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu cọc khoan nhồi là gì? Phạm vi ứng dụng cụ thể ra sao?

Cọc khoan nhồi hiểu đơn giản là một loại cọc bê tông cốt thép. Cọc này sẽ được đổ tại chỗ thi công nền móng đã được đánh dấu lỗ khoan bằng những phương pháp khác nhau. Với nhiều lợi ích vượt trội về khả năng gia cố nền móng nên đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Cách thức tạo cọc nhồi như sau: đánh dấu vị trí cần khoan cọc, bơm dung dịch tạo màng giữ thành vách tại vị trí vừa đánh dấu. Dung dịch này sẽ giữ thành hố khoan, ngăn không cho mạch ngầm chảy ra. Dung dịch này được làm từ bột khoáng sét và nước. Sau khi khoan xong thì có thể thu hồi dung dịch lại để tái sử dụng lần sau. Dung dịch có tên gọi là Bentonite.

Nhờ chất lượng cọc đạt tiêu chuẩn mà công nghệ này được đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi ở khu vực thành thị, nơi có nền đất yếu. Các công trình dân dụng như biệt thự, nhà cao tầng, nhà chung cư …

Các phương pháp thi công khoan cọc nhồi nhà cao tầng

Phương pháp thi công cọc khoan nhồi nhà cao tầng có sử dụng vách

Cọc khoan nhồi thường được ứng dụng với những công trình nằm kề sát với nhau hoặc có địa chất đặc biệt. Loại cọc này sẽ thuận tiện hơn trong thi công vì không lo gặp tình trạng sập thành hố khoan, công trình cũng ít bị bẩn do không phải sử dụng thêm dung dịch Bentonite. Được đánh giá cao bởi khả năng làm tăng độ bền vững cho công trình. Nhưng nhược điểm là máy móc dùng để thi công khá cồng kềnh chiếm diện tích, trong thi công phát sinh tiếng ồn, độ rung cao có khả năng gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

Phương pháp thi công cọc khoan nhồi không dùng ống vách

Nếu xét về thời gian thi công thì cọc khoan nhồi không dùng ống vách thi công nhanh hơn giúp đảm bảo được tiến độ công trình, đảm bảo vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Nhưng phương pháp này chỉ hợp với công trình xây dựng trên nền đất sét mềm, cát thô lẫn sỏi cỡ nhỏ hoặc đất cát mịn.

Hai cách dùng cọc khoan nhồi loại này là thổi rửa và khoan gầu. Thổi rửa thì chi phí tổng thể rẻ, nhưng thi công chậm, chất lượng chưa cao. Khoan gầu thì nhanh hơn, kiểm tra chất lượng cọc dễ dàng hơn nhưng chi phí thì đắt hơn và công nghệ khắt khe hơn.

Kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi nhà cao tầng

Bố trí sơ đồ vị trí khoan

Bố trí hợp lý, đúng thứ tự từ trong ra ngoài để tránh vướng víu trong quá trình thi công. Khoan theo đúng hướng, thứ tự đã bố trí chạy theo đầu cọc vừa mới đổ. Tim cọc sau cách tim cọc trước chỉ trong 24h.

Thi công khoan cọc

Nếu thấy hiện tượng mất nước nhanh qua tầng thấm lớn thì cần đổ ngay dung dịch bentonite vào để chống thấm. Kiểm tra xem dung dịch có tạo màng phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nếu mực nước ngầm cao thì không khoan 2 tim cọc gần nhau để tránh trường hợp tim ọc bị xô nước. Khi thi công cần chính xác về thời điểm.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ phía trên đã giúp anh em thi công hoặc chủ đầu tư có thêm kinh nghiệm để lưu ý trong quá trình thi công nền móng. Nếu cần giải đáp thêm những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, liên hệ theo số hotline: 0982 078 629 – 0987 025 058 để được tư vấn.