Chia sẻ những kinh nghiệm ép cọc bê tông hữu ích

Xây dựng nhà cửa luôn là vấn đề vô cùng quan trọng nên chúng ta cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ chi phí, nhân công đến kỹ thuật và thiết kế. Ở nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc và quý khách hàng những kinh nghiệm ép cọc bê tông. Bài viết là sự đúc rút của hơn 10 năm triển khai các dự án lớn nhỏ nên chắc chắn sẽ hữu ích đối với chủ đầu tư công trình, thợ thi công hay những anh em muốn tham khảo về quy trình cũng như cách thức thực hiện ép cọc bê tông được chính xác. Theo dõi để bổ sung thêm cho mình những kiến thức mới vô cùng thú vị này nhé.

Kinh nghiệm ép cọc bê tông chuyên nghiệp

Đến thời điểm hiện nay, móng cọc được xem là loại móng được sử dụng rộng rãi nhất trong các công trình xây dựng. Từ nhà ở dân dụng đến các công trình xây dựng khác. Móng cọc làm nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống lòng đất và khu vực xung quanh.

Móng cọc giúp công trình kiên cố, vững trãi hơn, ngăn ngừa các hiện tượng sụt lún hay sập đổ sau khi công trình đã được hoàn thiện xong.

Trước khi quyết định lựa chọn sử dụng loại móng cọc phù hợp nào cho công trình thì cần có khoan địa chất, thực hiện các báo cáo, ghi nhận số liệu tỉ mỉ, cẩn thận chính xác, sau đó tính toán để sử dụng từng loại móng cho phù hợp. Tuy nhiên, cách làm này phù hợp với những công trình có quy mô lớn hoặc những khu vực thi công mà địa thế hiểm trở, hoặc địa chất phức tạp …

Còn sối với các công trình xây dựng thông nhường như nhà dân, khu xây dựng công cộng hoặc những công trình có quy mô nhỏ thì việc chọn loại móng cọc, móng bè, hay móng băng … thường xác định theo phương pháp thủ công.

Đối với nền đất yếu (đất ao, đất mượn …) thì móng cọc được ưu tiên sử dụng hơn cả vì phù hợp với những loại địa chất này. Móng cọc cũng phù hợp với cả công trình cao tầng (từ 2 tầng trở lên). Với sự ưa chuộng rộng rãi như vậy, nên kinh nghiệm thi công ép cọc bê tông là thực sự cần thiết để hạn chế được tối đa sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện.

Một số kinh nghiệm ép cọc bê tông hữu ích

Khảo sát kỹ địa hình trước khi tiến hành ép cọc bê tông

Khảo sát địa hình là lưu ý đầu tiên mà các kỹ sư, thợ thi công cần quan tâm. Khảo sát là tiền đề để bước chuẩn bị máy móc, thiết bị thi công …được kỹ lưỡng. Nếu chuẩn bị càng tốt thì việc hoàn thành ép cọc càng thuận lợi. Khảo sát địa hình giúp bạn đưa ra những nhận định, đánh giá, từ đó chọn được phương pháp ép cọc sao cho hợp lý nhất với thực tế. Khảo sát địa hình còn cho phép các kỹ sư xác định được đúng mốc tọa độ đóng cọc, nhờ đó tránh được những sai sót trong quá trình ép cọc bê tông sau này.

Kinh nghiệm ép cọc bê tông trong khi đang thi công

Bắt đầu thi công ép cọc bê tông, thợ thi công cần bắn vị trí tim cọc lên mặt bằng định vị. Việc định vị vị trí ép cọc giúp khi đưa cọc xuống sẽ đúng được vị trí và tọa độ của công trình. Bước này cần chính xác hoàn toàn so với bản vẽ:

  • Khi tiến hành ép cọc thì có một số lưu ý như sau:
  • Sử dụng máy toàn đạc kiểm tra lại trước khi đưa máy vào vị trí ép cọc
  • Căn chỉnh độ thẳng khi đưa mũi cọc vào vị trí ép
  • Thực hiện ép cọc đến khi đầu cọc trồi lên khỏi mặt đất 1 khoảng dưới 80cm.
  • Tiếp theo hàn nối cọc, ép đến độ sâu như bản thiết kế
  • Cần chú ý an toàn lao động trong quá trình thi công

An toàn lao động luôn là vấn đề bạn cần kiểm tra một cách kỹ càng, từ máy móc xem có đạt tiêu chuẩn đến việc thợ thi công phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cần thiết, chấp hành đúng quy định về bảo hộ lao động.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ phía trên đã giúp quý vị hiểu rõ và định hình tốt hơn về quá trình thực hiện thi công ép cọc bê tông trong khi xây dựng công trình. Có như vậy công trình xây dựng của bạn mới đảm bảo và đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư một cách tốt nhất.