Ép cọc bê tông cần lưu ý điều gì?

Hiện nay, để giữ móng nhà cho công trình xây dựng được kiên cố, vững chắc, các chủ thầu và nhà thầu thường chọn phương án ép cọc bê tông để thi công bởi không chỉ có giá thành phải chăng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác nữa. Điển hình như:

  • Giúp móng nhà có khả năng chịu lực lớn, từ đó kết cấu nhà vững chãi và bền bỉ hơn
  • Áp dụng cho mọi quy mô công trình dù lớn hay nhỏ đều có thể tiến hành ép cọc bê tông phần đất nền móng.
  • Ép cọc bê tông giúp những công trình bên cạnh được đảm bảo an toàn.
  • Giảm ô nhiễm tiếng ồn và giảm chi phí thi công cho toàn bộ công trình
  • Khả năng chịu lực lớn
  • Thời gian thi công nhanh chóng

Trong bài viết này, chúng ta cùng khám phá ép cọc bê tông cần lưu ý những gì?. Theo dõi để biết thêm những thông tin hữu ích nhé.

Dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm để việc thi công ép cọc bê tông trở nên thuận lợi, nhanh chóng và giảm tối đa những sự cố ngoài ý muốn xảy ra.

Độ vênh cho phép

Độ vênh cho phép khi ép cọc bê tông của vành thép nối thì không được lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc với trục cọc. Bề mặt bê tông tại đầu cọc phải thẳng. Trục của đoạn cọc bắt buộc phải đi qua tâm và vuông góc với hai tiết diện đầu cọc. Ngoài ra, mặt phẳng bê tông đầu cọc với mặt phẳng chứa mép vành thép nối phải trung với nhau. Chấp nhận được khi mặt phẳng bê tông song song, nhô cao hơn mặt phẳng vành thép nối nhỏ hơn 1mm.

Lưu ý về vị trí ép cọc

Vấn đề này rất quan trọng. Những nguyên tắc được xác định đối với vị trí ép cọc:

  • Vị trí ép cọc phải thực hiện xác định đúng như bản thiết kế đã vẽ từ trước. Từ khoảng cách, phân bổ các cọc trong đài móng với điểm giao giữ các trục không được sai sót. Để việc định vị chính xác thì bạn cần lấy hai điểm móc cọc nằm ngoài để kiểm tra trục vì chúng có thể bị mất trong khi thi công. Trên thực tế, những vị trí ép cọc sẽ được đánh dấu bằng các thanh thép có chiều dà từ 20-30cm.
  • Từ các giao điểm của các đường tim cọc ta tìm được tâm của móng công trình, sau đó ta sẽ xác định được tâm cọc ở đâu và đánh dấu lại.

Phương án thi công ép cọc bê tông

Thi công ép cọc bê tông hiện nay có nhiều phương án khác nhau. Nhưng phổ biến nhất sẽ là:

Phương án 1: Đào hố móng cao trình đỉnh cọc rồi mang máy hoặc thiết bị ép cọc đến, tiến hành ép cọc đến độ sâu theo bản vẽ thiết kế. Phương án này thì có ưu điểm: quá trình đào hố thuận lợi vì không bị cản trở bởi đầu cọc. Không phải sử dụng thêm phương án ép âm. Nhưng nhược điểm: nếu nền đất yếu có mực nước ngầm cao thì việc đào hố móng khó thực hiện hoặc nếu thi công mà gặp cơn mưa lớn thì phải sử dụng thêm biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố mới có thể thi công tiếp. Việc di chuyển máy móc, thiết bị cũng gặp nhiều cản trở. Nếu mặt bằng xung quanh chật hẹp và có các công trình nhà ở khác thì việc thi công đôi khi không thực hiện được.

Phương án 2: san phẳng mặt bằng để thuận tiện vận chuyển thiết bị ép cọc. Sau đó thực hiện ép âm. Trước đó cần chuẩn bị thêm các đoạn cọc dẫn để cọc ép tới chiều sâu đúng như bản thiết kế. Sau khi ép cọc xong, tiế hành đào đất để thi công tiếp phần đài.

Ưu điểm của phương án 2: việc di chuyển máy móc thiết bị thi công ép cọc dễ dàng hơn cả khi thời tiết xấu đổ mưa. Không bị phụ thuộc mực nước ngầm và tốc độ thi công nhanh chóng.
Nhược điểm: phải chuẩn bị thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm. Công tác đào hố phải thực hiện thủ công nhiều nên tốn thời gian hơn.

Dựa vào những đặc điểm của 2 phương pháp trên cùng ưu và nhược điểm, kết hợp với việc căn cứ vào mặt bằng công trình để chọn lựa ra phương án ép cọc bê tông phù hợp. Nhưng trên thực tế phương án 2 được lựa chọn nhiều hơn bởi nó là sự kết hợp giữa đào hố móng dạng ao thì có nhiều hơn điểm hơn khi tiến hành thi công.