Ép cọc bê tông có cần thiết cho công trình hay không?

Bạn đang chuẩn bị thi công công trình nhưng vẫn chưa hiểu hết về kỹ thuật ép cọc bê tông? Bạn vẫn chưa biết rõ hết về quy định chuẩn về chiều sâu để ép cọc bê tông? Những lưu ý nào để quá trình ép cọc bê tông được diễn ra hiệu quả? Bài biết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời hết các câu hỏi này.

Tại sao cần ép cọc bê tông?

Đối với các công trình kiến trúc có tải trọng lớn, xây dựng trên nền đất yếu, quy mô xây dựng của công trình từ 3 tầng đến 8 tầng thì cần áp dụng phương án ép cọc bê tông.

Nếu công trình có tải trọng nhỏ thì không cần sử dụng phương án ép cọc bê tông vì sẽ gây lãng phí không cần thiết.

Đối với các công trình có tải trọng lớn hơn, quy mô xây dựng công trình lớn hơn tử 8 tầng trở lên ta không nên sử dụng phương án ép cọc bê tông mà thay vào đó nên sử dụng phương án thi công cọc ly tâm, cọc khoan nhồi,…

Ép cọc bê tông

Quy định chuẩn về chiều sâu để ép cọc bê tông

– Đối với việc ép cọc bê tông, chiều sâu của cọc bê tông đã được quy định rõ ràng để làm cơ sở cho thợ thi công. Chiều sâu của cọc bê tông phụ thuộc vào lực ép đầu cọc, địa chất khu vực thi công và loại cọc cần thi công. Đây là điều kiện cần thiết để xác định chiều sâu cọc bê tông. Ngoài ra, cần căn cứ vào những công trình đã từng thi công trên nền địa chất tương đương để có thể thi công chính xác nhất.

– Đối với đất liền thổ, đây là loại đất ít bị lún sụt hay nứt. Vì vậy, nếu sử dụng ép neo thì có thể ép cọc xuống độ sâu khoảng 5 đến 15m, dùng phương pháp ép cọc tải thì có thể ép xuống độ sâu từ 10 đến 20m tùy loại cọc.

– Đối với đất ruộng, đất lấp ao thường có nền đất yếu, đất rất dễ sụt lún vì vậy việc ép cọc bê tông cần sâu hơn so với đất liền thổ. Độ sâu tối thiểu cọc là 10 đến 25m tùy theo loại cọc. Với những vùng đất mới san lấp cần cọc bê tông kích thước lớn hơn và ép ở độ sâu lớn hơn.

– Với đất pha cát, loại đất này có độ lún gần như đất ruộng nhưng độ kém bền chắc thì tương đương. Vì vậy, việc ép cọc bê tông cũng cần phải có độ sâu tối thiểu 10-20 m. Loại đất pha cát này chỉ có một điểm khác biệt chính là độ thấm hút nước tốt hơn so với loại đất ruộng.

Những lưu ý trong quá trình ép cọc bê tông

Quá trình ép cọc bê tông

Trước khi thiết kế và ép cọc bê tông thì các nhà thầu cần khảo sát thật kỹ các hộ liền kề và địa chất công trình. Giai đoạn này sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình ép cọc đối với các công trình liền kề.

Đối với nền đất yếu sẽ yêu cầu mật độ cọc bê tông dày hơn so với các công trình có nền đất cứng. Khi ép cọc bê tông xuống nền đất, tỉ lệ chiếm chỗ của các cọc bê tông khá nhiều và lực ép cọc bê tông lớn nên sẽ dễ xảy ra tình trạng ép đất ra xung quanh khiến các công trình liền kề bị nứt, bự bùng nền…Nên để hạn chế tình trạng này trước khi thiết kế và thi công khảo sát kỹ lưỡng để tính toán mật độ cọc. Nếu mật độ cọc nhiều thì nên sử dụng biện pháp khoan dẫn hoặc ép cừ Larsen.

Đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín nhất hiện nay

Nếu bạn đang đi tìm đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín, chất lượng thì bạn không nên bỏ qua cái tên Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long. Tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ép cọc bê tông, các công trình mà chúng tôi đã hoàn thiện luôn đảm bảo 3 yếu tố: Chất lượng nhất – Đẹp nhất – Giá hợp lý nhất. Để có được kết quả tuyệt vời đó, không thể không nhắc đến đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên thi công, tư vấn viên của chúng tôi có trình độ một chuyên môn kỹ thuật cao, kinh nghiệm dày dặn và làm việc nhiệt tình, tâm huyết nhất!

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long – Đồng hành cùng bạn trên mọi công trình!