Giải đáp thắc mắc: Khi nào cần đến ép cọc bê tông?

Để bảo đảm công trình thi công bền, không bị sụt lún thì việc xây dựng nền móng vững chắc là vô cùng quan trọng. Và một trong những biện pháp xây móng nhà bền nhất hiện nay đó chính là ép cọc bê tông. Tuy nhiên, khi nào cần ép cọc bê tông, kết cấu móng cọc bê tông ra sao đang là câu hỏi mà bất cứ chủ thầu xây dựng nào cũng thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Móng cọc bê tông được biết đến khi nào?

Móng cọc là phương pháp xây dựng được áp dụng từ rất lâu đời. Trước đây, người dân thường sử dụng các loại cọc tre, cọc gỗ cắm xuống đất để gia công móng nhà. Tuy nhiên, với những loại nền đất yếu, nhiều nền móng vẫn có hiện tượng sụt lún hoặc nứt vỡ.

Xã hội ngày càng phát triển và công nghệ xây dựng cũng ngày càng đa dạng hơn. Vì vậy, các loại cọc bê tông bê tông đúc sẵn dần trở thành xu thế mới trong xây dựng. Việc sử dụng các loại cọc bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn giúp tăng nhanh về thời gian thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Kết cấu móng cọc bê tông như thế nào?

Móng cọc bê tông có kết cấu gồm hai phần chính đó là đài cọc và cọc bê tông. Trong thi công xây dựng hiện nay có hai loại cọc chính là cọc đúc sẵn và cọc bê tông đổ trực tiếp. Cọc bê tông đúc sẵn là loại cọc được đổ sẵn theo các kích thước nhất định sau đó vận chuyển thẳng đến công trường và ép xuống lòng đất bằng những loại máy ép cọc chuyên dụng khác nhau. Cọc bê tông đúc sẵn có ưu thế lớn vượt trội về mặt kinh tế, tính bền vững và vô cùng thuận tiện trong thi công hơn. Vì vậy, đây là loại sản phẩm được nhiều nhà thi công xây dựng công trình hiện nay lựa chọn. Cọc bê tông đổ trực tiếp là biện pháp từng được sử dụng phổ biến trước đây, tuy nhiên khi phương pháp ép cọc bê tông đúc sẵn ra đời mang nhiều đặc điểm nổi bật đã được ưa chuộng hơn.

Phần đài cọc là phần được thiết kế với nhiệm vụ liên kết các cọc với nhau đồng thời giúp phân tán đồng đều lực ép của công trình xây dựng lên các cọc. Đài móng được thiết kế thành nhiều loại khác nhau và phụ thuộc vào từng địa chất cũng như yêu cầu của công trình.

Các công trình cần làm móng cọc bê tông

Nhiệm vụ của móng cọc bê tông là chịu lực và truyền tải lực ép từ công trình phía bên trên vào lòng đất và những vùng đất xung quanh. Vì vậy, móng cọc là một trong những phần không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng cần phải có móng cọc, hoặc không phải địa chất nào cũng có thể sử dụng phương pháp ép cọc bê tông.

Các công trình cần xây dựng sử dụng móng cọc bê tông là những công trình quy mô xây dựng, lực ép công trình lớn. Ngoài ra, các công trình xây dựng của nhà dân, công trình nhỏ nhưng được xây cao như biệt thự, nhà phố,… thì đều cần dùng đến móng cọc bê tông. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng tại nơi có nền đất yếu, nền đất dễ nứt vỡ, nền đất lấp ao,… cũng cần dùng đến móng cọc bê tông để có thể đảm bảo độ bền cho toàn bộ công trình.

Ngoài ra, những công trình nhà mái bằng, cấp 2,… muốn xây dựng cao hơn trong tương lai cũng cần xây dựng móng cọc bê tông ngay từ đầu.

Để có được móng cọc bê tông tốt nhất cho công trình của mình, hãy liên hệ với Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long. Chúng tôi không chỉ sở hữu những chiếc cọc bê tông cao cấp nhất mà còn có một đội ngũ kỹ sư tài năng, dày dặn kinh nghiệm trong thiết kế, thi công ép cọc bê tông. Chúng tôi bảo rằng mọi công trình của bạn luôn đạt chất lượng cao nhất. Không những thế, đến với Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Nền Móng Thăng Long, bạn chắc chắn sẽ được hưởng mức giá dịch vụ hợp lý nhất trên thị trường hiện nay!