Khoảng cách giữa các cọc ép tông bao nhiêu là đúng kỹ thuật
Mang đến những ưu điểm vượt trội về khả năng bảo đảm sự chắc chắn, vững chãi và tăng thời gian sử dụng cho công trình. Ép cọc bê tông chính là giải pháp thi công đực ưa chuộng nhất hiện nay của các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng. Với hơn 10 năm trong nghề với đội ngũ kỹ sư lành nghề và đã dự thầu nhiều công trình lớn nhỏ, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Nền móng Thăng Long sẽ gửi tới bạn đọc và quý khách hàng bài viết: “Khoảng cách giữa các cọc ép tông bao nhiêu là đúng kỹ thuật”.
Cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích nhé.
Ép cọc bê tông là một công đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng nền móng công trình. Vai trò của công đoạn này như sau:
Vài năm trở lại đây thì ép cọc bê tông chính là phương án khả thi được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các công trình xây dựng ở nước ta với quy mô lớn nhỏ khác nhau từ nhà ở đến cầu đường. Phương pháp này giúp các công trình sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng theo thời gian không gặp tình trạng xuống cấp, lún sụt, nứt, đổ, gãy … nhờ đó mà đảm bảo sự an toàn cho cả công trình lẫn người sử dụng không bị thiệt hại về người và tài sản.
Quá trình thi công ép cọc bê tông sẽ được ứng dụng máy móc thiết bị. Cọc bê tông được đưa xuống dưới nền đất đủ độ sâu theo như bản vẽ thiết kế để phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định được đưa ra trước đó.
Ép cọc bê tông độ sâu bao nhiêu là hợp lý?
Độ sâu của cọc ép là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình sau thi công. Độ sâu thùy thuộc vào loại cọc, loại công trình, quy mô công trình, tính chất đất tại khu vực thi công và loại máy ép cọc sử dụng. Dựa vào tất cả các yếu tố trên mới có thể tính ra độ sâu của cọc bê tông là bao nhiêu mét.
Loại Cọc ép bê tông: cọc bê tông hiện nay khá đa dạng về chủng loại cũng như chiều dài và đường kính. Mỗi loại cọc sẽ phù hợp với từng công trình và từng loại máy thi công. Thông thường đối với các loại cọc khác nhau khi sử dụng máy ép công suất phù hợp thì cọc có đường kính nhỏ sẽ đạt chiều sâu lớn hơn so với cọc có đường kính lớn. Bởi đường kính cọc nhỏ thì tạo ra lực ma sát với nền đất thấp hơn cọc có đường kính lớn, nhờ đó mà độ sâu của cọc sẽ cao hơn.
Quy mô công trình: đối với những công trình xây dựng quy mô lớn với mặt sàn rộng thì chắc chắn tải trọng xuống nền đất sẽ lớn hơn. Vì vậy mà đối với các công trình này số cọc sẽ nhiều hơn và kích thước cọc sẽ lớn hơn, độ sâu cũng cần nhiều hơn để đảm bảo chất lượng công trình. Thông thường chiều sâu của cọc đối với quy mô công trình lớn sẽ nằm ở mức từ 25m đến 40m. Ngược lại với công trình dân dụng, quy mô nhỏ như nhà ở có số lượng tầng từ 1 đến 3 thì dùng loại cọc có đường kính nhỏ hơn và độ sâu cọc ép đạt khoảng 10m là đảm bảo.
Tính chất địa hình: mỗi nền đất sẽ có tầng địa chất khác nhau vì thế không phải nền đất nào cũng có thể ép sâu được. Ví dụ như đối với nền đất thổ cư với đặc tính chặt, độ sụt lún thấp thì ép cọc bê tông đạt được độ sâu tối đa là 20m. Còn đối với những công trình thi công trên nền đất ruộng, độ lún cao, nền đất yếu thì có thể độ sâu đạt được tới 35m.
Loại máy ép: thông thường trên cùng tính chất địa chất, máy ép có công suất lớn phù hợp với kích thước cọc thì độ sâu của cọc sẽ lớn hơn sử dụng máy ép công suất nhỏ. Điển hình nếu dùng máy Neo ép thì độ sâu đạt được chỉ tới 15m, còn sử dụng máy tải cũng loại cọc đó thì độ sâu có thể đạt tới là 20m.
Vì thế trước khi thi công, đưa ra phương án chọn loại cọc, độ sâu, loại máy ép thì cần phải tiến hành khảo sát thực địa, tính toán chi tiết mức độ lún sụt, tải trọng công trình xuống nền đất … Nhìn chung, độ sâu của cọc ép phụ thuộc vào nhiều yếu tố vậy nên khi thi công cần tùy thuộc vào tình hình thực tế để quyết định.