Kinh nghiệm ép cọc bê tông hữu ích

Xây dựng bất kỳ hạng mục công trình nào từ nhà ở, công trình với mục đích kinh doanh hay công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thì kinh nghiệm là yếu tố cực kỳ có ý nghĩa. Với nhiều dự án đã triển khai ở nhiều quy mô khác nhau, nhiều tỉnh thành khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc và quý khách hàng kinh nghiệm ép cọc bê tông hữu ích. Những thông tin sau đây sẽ giúp chủ đầu tư công trình, thợ thi công hay những anh em muốn tham khảo về lĩnh vực ép cọc bê tông sẽ nắm bắt rõ hơn về quy trình cũng như cách thức làm sao để thi công ép cọc bê tông được chính xác.

Kinh nghiệm ép cọc bê tông hữu ích, chuyên nghiệp

Móng cọc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ hạng mục công trình xây dựng nào. Móng cọc có tác dụng làm cho công trình trở nên vững chắc, kiên cố. Theo thống kê thì ép cọc bê tông là phương pháp được sử dụng phổ biến và nhiều nhất hiện nay.

Phương pháp này phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn hiện tượng sụt lún nếu đặc điểm đất dễ sụt lún, thậm chí giảm thiểu được hiện tượng sập, đổ công trình trong quá trình thi công và trong thời gian sử dụng công trình sau khi đã hoàn thiện.

Ép cọc bê tông

Việc chọn loại cọc và số lượng cọc sử dụng trong quá trình thi công ép cọc phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu đất khu vực thi công. Cần khảo sát thực địa kỹ lưỡng để tính toán và xác định cho ra báo cáo số liệu cụ thể. Tuy nhiên cách này thường sẽ áp dụng đối với những công trình lớn hoặc có địa thế hiểm trở. Còn đối với những công trình nhà dân bình thường, ở khu vực không phức tạp thì đã có các loại móng cọc phổ biến cho chủ đầu tư lựa chọn. Và loại móng cọc sẽ thường được xác định theo phương pháp thủ công. Móng cọ, móng băng hay móng bè …

Đối với những khu vực có nền đất như đất ao, đất yếu hay dất mượn thì móng cọ được sử dụng nhiều nhất. Loại móng này cũng phù hợp với các công trình nhà cao tầng như nhà dân từ 2 tầng trở lên.

Một vài kinh nghiệm ép cọc bê tông cần phải biết

Khảo sát kỹ địa chất, địa hình khu vực sẽ thi công ép cọc bê tông

Việc khảo sát chuẩn bị kĩ lưỡng là cách tốt nhất để giảm thiểu được những sai sót khi thi công ép cọc. Tất cả các hạng mục xây dựng, chuẩn bị càng chi tiết, càng tốt thì quá trình thực hiện càng thuận tiện và dễ dàng.

Khảo sát địa hình để đưa ra đánh giá và nhận định tổng quan, từ đó mới chọn ra phương pháp ép cọc phù hợp với thực tế. Khảo sát kỹ địa hình để xác định được tọa độ đưa cọc xuống chính xác.

Kinh nghiệm ép cọc bê tông trong khi đang thi công

Đầu tiên cần phải đánh dấu vị trí tim cọ trên mặt bằng thi công. Định vị được vị trí ép cọc giúp đưa cọc xuống đúng vị trí, tọa độ theo bản thiết kế. Bước này là bước đệm giúp ép cọc bê tông được chính xác. Trong khi đưa cọc xuống lòng đất thì cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đầu tiên, dùn máy toàn đạc để kiểm tra lại tọa độ trước khi di chuyển máy vào vị trí ép cọc
  • Căn chỉnh độ thẳng khi đưa mũi cọc vào vị trí ép
  • Bắt đầu ép đến khi đầu cọc cách mặt đất khoảng 60-80cm. Sau đó hàn nối cọc để tiếp tục đưa cọc xuống sâu đến vị trí như bản thiết kế, đạt đúng tải trọng như bản thiết kế thì dừng.

Ép cọc bê tông lưu ý đến an toàn lao động

Khi tiến hành thực hiện ép cọc bê tông thì việc lưu ý đến an toàn lao động là thực sự cần thiết. Hạng mục này ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm nên kỹ sư thi công hoặc chủ đầu tư phải tuân theo đúng cách nguyên tắc bảo hộ lao động trong quá trình ép cọc bê tông.

Kiểm tra cẩn thận máy móc trước khi sử dụng. Công nhân mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ và đạt chất lượng, chấp hành đúng quy định bảo hộ lao động.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý vị hiểu rõ đồng thời định hình tốt hơn về quá trình thực hiện thi công ép cọc bê tông trong xây dựng công trình. Có như vậy công trình của bạn mới đảm bảo đáp ứng được mong muốn về các yêu cầu đối với một công trình xây dựng. Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ này, quý khách liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Hotline: 0982 078 629 – 0987 025 058