Kinh nghiệm tự giám sát ép cọc bê tông cốt thép
Giúp đảm bảo cho công trình có độ bền bỉ, vững chắc tối đa, không bị sụt lún, không bị đổ sập và an toàn sau quá trình nghiệm thu đi vào sử dụng. Do vậy ép cọc bê tông trở thành giải pháp được các nhà thầu ưu tiên lựa chọn sử dụng phổ biến trong xây dựng cho mọi công trình từ nhỏ đến lớn.
Bởi sự ưa chuộng như vậy nên các công ty thi công ép cọc bê tông cốt thép mọc lên khá nhiều. Thế nên, để đảm bảo việc thi công ép cọc đúng kỹ thuật thì người giảm sát phải am hiểu kỹ thuật. Nhưng một số chủ nhà không có giám sát nên mọi cái đều không biết. Để khắc phục tình trạng trên, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho chủ nhà biết một số kinh nghiệm tự giám sát ép cọc bê tông cốt thép khi thuê thi công ép cọc. Cùng theo dõi để biết thêm những thông tin chi tiết nhé.
Dưới đây là những bước cụ thể chi tiết mà bất cứ chủ nhà nào tham khảo xong cũng có thể yên tâm tự giám sát mà không phải mất thêm chi phí thuê đơn vị giám sát mà chưa biết liệu rằng họ có thực sự uy tín và chất lượng trong thi công.
- Bước 1: Kiểm tra máy móc
- Bước 2: Kiểm tra chất lượng cọc
- Bước 3: Kiểm tra đồng hồ
- Bước 4: Quan sát đồng hồ khi thi công
- Bước 5: Kiểm tra trường hợp cọc khi ép 2 tấm có hàn lối bản táp hay không?
Nội dung bài viết
Kiểm tra máy móc
Đây là bước đầu tiên chủ nhà cần kiểm tra trước khi đơn vị thi công tiến hành ép cọc. Máy móc phải phù hợp với công trình, máy móc phải khô, sạch sẽ không bị ra dầu nhớt. Động cơ khỏe, nghe tiếng nổ rầm rầm.
Hiện nay có 3 phương án ép cọc bê tông là thi công bằng máy neo, thi công bằng giàn máy tải và giàn robot. Tuy nhiên giàn robot thì chỉ phù hợp với những công trình có quy mô lớn, đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối và nhanh chóng. Ngân sách chi phí không thành vấn đề thì mới sử dụng được máy giàn robot được vì chi phí khá cao.
Kiểm tra chất lượng cọc bê tông
Chủ nhà cần kiểm tra kích thước, độ dài của cọc xem có đúng với thỏa thuận hoặc bản thiết kế thi công. Chất lượng mác cọ bê tông và thép chủ trong lõi đúng yêu cầu hay chưa.
Kiểm tra cọc xem trong quá trình di chuyển cọc đến khu vực thi công có bị sứt, vỡ hay lỗi gì không? Số lượng cọc đúng ghi trên hóa đơn hay chưa?
Kiểm tra đồng hồ
Đồng hồ dùng để đo lực ép của cọc trong quá trình ép, nhờ đó mà ta tính được lực tải đầu cọc xem đủ tải như trong bản thiết kế hay không?
Mỗi máy đều có bản quy đổi từ đồng hồ ra lực ép. Nhìn vào đó chủ nhà có thể đối chiếu với bản thiết kế của bên thiết kế, khi lực ép đạt trong khoảng (min, max) thì có thể dừng tại thời điểm ra tổng kết được số mét cọc cần ép. Rồi từ mố mét cọc cần ép, tính khối lượng tương đương cho công trình.
Quan sát đồng hồ khi thi công
Khi thi công ép thử tim cọc đầu tiên thì chủ nhà cần theo dõi đồng hồ, xem đồng hồ đã chỉ đúng đạt độ cho phép chưa và so với số liệu bên thiết kế cung cấp thì như thế nào?
Chủ nhà cần quan sát đồng hồ liên tục và nhìn bản thiết kế để kiểm định rồi quy đổi tấn tải từ áp sang để xác định thời điểm dừng ép khi đủ lực ép theo thiết kế rồi.
Kiểm tra cọc trong quá trình ép đúng quy trình hay chưa?
Nếu khu vực nhà thi công có 3 mặt tiếp giáp với tường nhà hàng xóm thì:
- Trường hợp 1: đối với máy neo. Nên để góc chết cách 70 – 80cm, cách biên khoảng 30cm.
- Trường hợp 2: đối với máy tải. Nên để góc chết cách 90cm và biên cách 60cm.
Ngoài ra chủ nhà còn cần quan sát xem đơn vị thi công hàn đúng phương pháp hay chưa?, cọc khi cho lồng theo phương thẳng đứng hay chưa?, vị trí ép đặt đúng như trong bản thiết kế hay chưa?
Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích đến cho bạn đọc và các chủ nhà lựa chọn phương pháp ép cọc bê tông máy neo hoặc máy tải đang chuẩn bị thi công xây dựng nhà ở hoặc các loại công trình khác trong tương lai. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.