Những thông tin hữu ích về ép cọc bê tông cốt thép
Với khả năng chịu tải trọng rất lớn, giúp công trình kiên cố bởi cọc được kết hợp bởi hai vật liệu bao gồm bê tông và cốt thép. Vậy nên loại cọc này hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong việc xử lý nền móng.
Tuy nhiên phạm vi ứng dụng như thế nào? và cụ thể cọc bê tông cốt thép là gì thì không phải khách hàng nào cũng hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cọc bê tông cốt thép. Cùng theo dõi để có thêm kiến thức nhé.
Nội dung bài viết
Khái niệm cọc bê tông cốt thép
Dựa vào tên là ta có thể đoán phần nào, cọc bê tông cốt thép chính là một loại vật liệu xây dựng của hai loại vật liệu bê tông và thép. Sự kết hợp hoàn hảo này đem lại nhiều ưu điểm vượt trội cho cọc bê tông cốt thép.
Xét về đặc tính vật lý, thép và bê tông có hệ số giãn nở gần như nhau, nên khi chịu sự tác động của nhiệt độ thì không bị ảnh hưởng. Bê tông bao bọc bên ngoài cốt thép để bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực của môi trường, còn thép định vị giúp bê tông không bị nứt vỡ khi chịu lực tác động xuống. Ngoài ra, bê tông còn có đặc tính chịu kéo và uốn kém nên khi có cốt thép thì nhược điểm này được khắc phục triệt để do thép là vật liệu chịu kéo tốt.
Khi ép cọc bê tông cốt thép được đưa xuống lòng đất thì sẽ tạo thành một khối bền vững chống sự ăn mòn của hóa chất hòa tan trong nước dưới nền.
Kích thước bê tông cốt thép tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của các đơn vị thi công. Nhưng đều sẽ được tính toán, tiết kiện có thể là hình vuông hoặc hình tam giác. Chiều dài từ 6 đến 20m hoặc hơn nữa. Bê tông cốt thép cũng có thể nối lại với nhau để phù hợp với phương tiện vận chuyển và máy đóng cọc.
Ngày nay với nhu cầu ngày càng cao của các công trình nên cọc bê tông cốt thép đã được đúc sẵn. Thường cọc sẽ được làm bằng bê tông cốt thép M lớn hơn 200, chiều dài thì dao động từ 5m đến 25m, có nhiều cọc được đặt riêng lên tới 45m.
Phạm vi ứng dụng cọc bê tông cốt thép
Độ bền của cọc bê tông cốt thép là rất cao, khả năng chịu trọng tải lớn nên sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các loại nền móng của các công trình dân dụng và công trình công nghiệp.
Với cọc cốt thép đúc sẵn thì loại cọc vuông được sử dụng nhiều hơn cả. kích thước ngang thường 2mx2m; 2,5mx2,5m, 3mx3m, 3,5mx3,5m, 4mx4m. Cọc có tiết diện 2mx2m – 3mx3m thường có chiều dài <10m. Cọc có tết diện từ 3mx3m – 4mx4m có chiều dài lớn hơn 10m.
Những yêu cầu cần có của những cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
Cọc đúc sẵn thường đúc tại xưởng hoặc ngay tại công trình. Nhưng dù loại nào thì cũng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Cọc phải đúng theo thiết kế để đảm bảo chiều dày (tối thiểu 3 phân) để chống bong tách khi đóng cọc và cốt thép không bị rỉ sau này. Còn nếu cọc được đúc ở công trình thì một số yêu cầu đối với vị trí đúc cọc:
- Mặt bằng phải phẳng, không gồ ghề
- Khuôn đúc thẳng, được bôi trơn chống dính
- Đổ bê tông liên tục và đều từ mũi cọc đến đỉnh cọc, đầm bê tông bằng đầm dùi cỡ nhỏ. Đánh dấu cọc, ghi rõ lý lịch để không bị nhầm lẫn khi thi công.
Mật độ thép của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
Mật độ thép trong cọc bê tông đóng vai trò quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng và chất lượng của cọc bê tông. Mỗi loại cọc với tiết diện và kích thước khác nhau thì mật độ thép sẽ khác nhau.
Ví dụ: cọc đóng búa thì mật độ thép >0.8%; cọc ép mật độ thép >0.5%. Trong trường hợp mũi cọc phải xuyên qua lớp đất rắn hoặc độ dày nhất định thì mật độ thép phải từ 1% đến 2%.
Hoặc tỷ số dài đường kính L/D lớn hơn 60 thì mật độ thép cũng cần được nâng 1% đến 2%.
Nếu tỷ số dài đường kính L/D lớn hơn hoặc bằng 80, tức là khả năng chịu lực của cọc đơn là rất lớn mà số lượng cọc dưới đất rất ít hoặc chỉ có một hàng cọc thì mật độ thép cũng phải tăn thêm trên 2%.