Ưu nhược điểm Cọc khoan nhồi

Xây dựng các công trình trên bề mặt nền đất yếu rất khó thi công chính vì vậy cọc khoan nhồi đang được xem là phương án kỹ thuật hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi muốn phân tích những ưu, nhược điểm cọc khoan nhồi để anh em thi công, các nhà thầu hoặc chủ đầu tư hiểu rõ hơn về giải pháp tối ưu này. Cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích.

Cọc dùng để thi công cọc khoan nhồi có đường kính khá lớn từ 60-300cm, được phân chia thành 2 loại. Nếu cọc có đường kính nhỏ hơn 76cm thì được xem là cọc nhỏ và ngược lại, cọc có đường kính lớn hơn 7cm thì được xem là các cọc lớn. Việc thực hiện đào lỗ để khoan cọc cũng được thực hiện theo nhiều cách: đào thủ công hoặc khoan bằng các loại máy khoan hiện đại.

Tổ hợp máy khoan hiện đại đã được ứng dụng để thi công nhiều công trình năng lượng điện mặt trời ở hạng mục làm giá đỡ tấm pin.

Tìm hiểu quy trình thi công ép cọc bê công khoan nhồi

Bước 1: tiến hành khoan lỗi. Để ép cọc khoan nhồi thì trước tiên cần xác định được vị trí khoan lỗ một cách chính xác, không để tình trạng sai lệch để làm ảnh hưởng đến chất lượng công tình như trên bản thiết kế.
Bước 2: sau khi đã tiến hành khoan lỗ thì làm sạch hố khoan rồi mới tiến hành đổ bê tông. Nếu trong hố khoan có nhiều nước quá thì phải dùng máy bơm để hút sạch.
Bước 3: gia công lắp dựng lồng thép (lắp ghép đúng vị trí theo yêu cầu kỹ thuật)
Bước 4: thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi (chất lượng bê tông ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi, vì thế cần được giám sát thật kỹ lưỡng)

Bước 5: kiểm tra chất lượng rồi mới đập đầu cọc và tiến hành thi công bệ móng.
Đối với những cọc có chiều sâu lớn thì nên hạ ống vách xuống một đoạn từ 5 đến 10m vào đất, sau đó dùng thêm dung dịch bentonite để giữ thành hố, tránh cho tình trạng hố khoan bị sạt.

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của phương pháp cọc khoan nhồi

Ưu điểm cọc khoan nhồi

  • Giảm được thời gian bởi rút được công đoạn đúc cọc
  • Việc đúc cọc thực hiện ngay tại nền móng, nên khi cần thay đổi kích thước cũng như chiều dài, đường kính … được thay đổi một cách thuận tiện và dễ dàng. Để sao cho phù hợp với thực trạng đất nền tại nơi thi công.
  • Không chỉ phù hợp với nền đất yếu mà phương pháp này phù hợp với mọi loại địa tầng khác nhau. Vượt qua tốt các chướng ngại vật như đá, đất cứng.
  • Tận dụng tốt khả năng làm việc của vật liệu, giảm được số cọc trong móng và có thể bố trí cốt thép phù hợp với điều kiện chịu lực của cọc.
  • Không gây tiếng ồn hay tác động xấu đến môi trường. Phù hợp với những công trình lớn.
  • Có thể lấy mẫu từ lớp đất đào lên, sau đó đánh giá chính xác điều kiện nền đất cùng khả năng chịu lực của đất nền dưới đáy hố khoan.
  • Vì thực hiện tại khu vực thi công nên có thể làm ra các loại cọc khoan nhồi có đường kính lớn, độ sâu lớn sao cho phù hợp với những công trình quy mô lớn, rất lớn.

Nhược điểm cọc khoan nhồi

  • Vì không trực quan nhìn thấy (suốt quá trình thi công, cọc đều nằm sâu trong lòng đất) nên có thể xảy ra những hiện tượng sau: co thắt, hẹp cọc bộ, làm thay đổi kích thước thiết kiện khi qua các lớp đất khác nhau. Bê tông xung quanh thân có khả năng bị rửa trôi rất cao nếu chẳng may gặp phải mạch nước ngầm, tình trạng rỗ mặt thân cọc, lỗ khoan nghiêng lệch … Bê tông đổ trong thân cọc có thể không đồng nhất và bị phân tầng.
  • Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu thời tiết mùa mưa bão thì không thể thực hiện
  • Chi phí thực hiện thi công nghiêm cọc khoan nhồi tốn kém nếu hiện trường thi công bị lầy lội.

Tuy mang một số nhược điểm trên nhưng những ưu điểm mang lại vẫn rất lớn và đây cũng là công nghệ thi công khá mới ở nước ta. Do vậy còn nhiều sự cố và khó xử lý. Nếu chọn thi công theo phương pháp này, các chủ nhà thầu, đơn vị thi công cần quản lý chặt chẽ tất cả các bước trong quy trình thi công cọc khoan nhồi để bảo đảm chất lượng cọc.