Ưu và nhược điểm của các phương pháp ép cọc bê tông hiện nay

Khác với những năm về trước, các nhà thầu xây dựng thường sử dụng các phương pháp truyền thống để ép cọc bê tông nhằm mục đích giúp công trình trở nên bền chắc. Nhưng hiện nay, việc ép cọc bê tông đã không còn sử dụng sức người nữa mà thay vào đó là các loại máy móc như máy tải hoặc máy robot … Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích về từng phương pháp để bạn đọc và quý khách hàng có thể tham khảo. Cùng theo dõi nhé!

Ép cọc bê tông thường phổ biến với 2 phương pháp: phương pháp ép đỉnh và phương pháp ép ôm. Cụ thể:

Đối với phương pháp ép đỉnh

Phương pháp này khá đơn giản. Chỉ cần dùng sức người đóng cọc từ trên đỉnh xuống dưới đất, miễn sao chắc là được. Thường thì chiều dài của cọc tiếp xúc với đất nằm trong khoảng 6-8m là chắc chắn.

Ưu điểm: Với cách này thì không cần để ý nhiều đến kết cấu đất. Nhưng đối với một số loại đất rắn, đất xét hoặc đất cát thì khi sử dụng phương pháp ép đỉnh, các nhà thầu nên sử dụng thêm hệ khung giá để cho an toàn và việc ép đỉnh cọc được thuận tiện hơn.

Nhược điểm: Bởi vì dùng sức để đóng cọc xuống đất nên thời gian thực hiện rất lâu, chi phí cao do phải thuê nhiều nhân công trong thời gian dài và tốn nhiều sức lực.

Ép cọc bê tông

Đối với phương pháp ép ôm

Tương tự như phương pháp ép đỉnh nhưng khác một chút, thay vì dùng sức người tác động lên đỉnh cọc thì ép ôm sẽ tác dụng lực ở 2 bên hông cọc. Chính vì thế mà phương pháp này không cần khung giá.

Ưu điểm: Vì nguyên tắc thực hiện giống ép đỉnh nên cũng mang lại hiệu quả tương tự, giúp móng nhà bền chắc. Thời giant hi công nhanh hơn một chút.

Nhược điểm: Tuy nhiên việc ép ôm thì sẽ khó đưa cọc xuống sâu, chịu lực không bằng phương pháp ép đỉnh.

2 cách trên là những phương pháp truyền thống trước kia, còn hiện nay các nhà thầu đã ứng dụng máy móc vào thi công để thực hiện những công trình lớn, giúp thời gian thi công một hạng mục nhanh hơn từ đó giúp rút ngắn thời giant hi công toàn bộ công trình.

Có 4 cách ứng dụng máy: ép cọc bằng máy Neo, ép cọc bằng máy Tải, ép cọc bằng máy robot, và thi công bằng máy neo.

Máy neo

Đây là một trong 4 loại máy chuyên dụng dùng trong hạng mục ép cọc bê tông. Máy neo phù hợp với các loại cọc có thiết diện 200×200; 250×250. Những công trình không lớn như nhà dân, nhà ở và nhà gia đình bởi chi phí giá thành rẻ. Lực ép của máy neo 40-50 tấn tải.
Ưu điểm: Chi phí thấp. Thời gian thi công nganh chóng.

Ép cọc máy

Máy ép Tải

Máy ép tải phù hợp với các công trình như nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình điện lưới và công trình trường mầm non …Phù hợp với các loại cọc bê tông có thiết diện 200×200; 250×250; 300×300 và cọc ly tâm. Lực ép 50-60 tấn tải.
Ưu điểm: Chi phí rẻ hơn máy Neo.
Nhược điểm: Thời gian thi công lâu hơn máy Neo

Máy Tải

Khi sử dụng máy tải ép cọc thì có 2 phương pháp được sử dụng: Dùng cọc phụ và phương pháp ép âm. Ép cọc bê tông bằng máy tải thường sử dụng đối với các công trình lớn. Yêu cầu thi công nhanh với độ chính xác cao. Các loại cọc bê tông phù hợp với phương pháp này có thiết diện 200×200, 250×250, 300×300 và cọc ly tâm D300, D350. Lực ép 60-120 tấn tải.
Ưu điểm khi thi công: Hiệu quả kinh tế cao, chính xác.

Máy Robot

Khi nhắc đến robot thì chắc chắn độ chính xác khi ép cọc sẽ không cần phải bàn cãi. Nếu xét trên thời gian thi công thì chi phí không cao đối với các hạng mục công trình lớn như các tòa nhà, khu căn hộ, khu chung cư, các công trình với ngân sách thi công lớn.

Việc lựa chọn phương pháp ép cọc bê tông sẽ phụ thuộc vào loại công trình mà nhà thầu thi công. Để được tư vấn chi tiết về các phương pháp này cũng như báo giá chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ theo số: 0982 078 629 – 0987 025 058 để được tư vấn ngay.