Ép cọc bê tông – sự lựa chọn lý tưởng cho nhà dân dụng

Với những ưu điểm vượt trội cho chủ thầu xây dựng và chủ đầu tư như:

  • Giúp mền móng nhà kiên cố, vững chắc, để công trình sau khi hoàn thiện xây dựng đi vào sử dụng không xảy ra các vấn đề như sụt, lún, gãy, đổ nhà … gây ra những tại nạn, bất trắc thiệt hại cả người và tài sản.
  • Thời gian thi công nhanh chóng đúng tiến độ công trình đặc biệt đối với các công trình yêu cầu thời gian thi công.
  • Giá thành phải chăng.

Chính vì thế, ép cọc bê tông trở thành phương pháp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ còn nói vui rằng: Ép ọc bê tông là một mới trong xây dựng nhà dân dụng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nhận định trên nhé.

Ép cọc bê tông – sự lựa chọn lý tưởng đối với nhà khu vực nền đất yếu

Mặc dù giá thành ép cọc bê tông có cao hơn so với các phương pháp truyền thống trước kia nhưng do nhu cầu của người dân tăng cao, mức thu nhập ủa họ cũng tăng lên đáng kể nên tâm lý đầu tư cho căng nhà của mình cũng khác hơn rất nhiều. Một yếu tố chi phối khiến ép cọc bê tông trở thành sự lựa chọn lý tưởng bởi đất trong khu vực thành phố thường khá yếu. Thường là đất ruộng cũ nhiều nên nếu không sử dụng phương pháp ép cọc bê tông thì sau khi hoàn thiện đi vào sử dụng một thời gian, nền nhà gặp tình trạng lún, nứt thường xuyên xảy ra, nhất là đối với các nhà cao tầng từ 4 tầng trở lên. Có nhiều nhà không chỉ lún nhẹ mà còn lún sâu, lún cả người sân …

Ép cọc bê tông

Với phương pháp ép cọc bê tông thì cọc sẽ được đưa xuống đất với độ sâu gần chục mét hoặc hơn, đồng thời được nén với lực ép cao, đã được tính toán cẩn thận và thiết kế chi tiết trên bản vẽ, tải trọng có thể chịu lên tới trăm tấn thì với một căn nhà 40-50 tấn là chuyện nhỏ. Sau khi ép cọc chuyên nghiệp, thợ nề mới bắt đầu xử lý đổ dầm móng khóa đầu cọc rồi làm móng lên trên, như vậy móng nhà được đảm bảo độ bền vững và tính kiên cố rất tốt.

Để đảm bảo được đúng hiệu quả như trên thì trước khi thi công cần phải có bước khảo sát địa chất kỹ lưỡng, tính toán cẩn thận để chọn loại cọc phù hợp cũng như máy móc thiết bị sử dụng ép cọc và có bản vẽ chi tiết sau đó mới tiền hành đào bỏ nền móng cũ hoặc thi công mới hoàn toàn.

Kỹ thuật mới, tiện lợi

Theo tính toán, một ngôi nhà mà rộng khoảng 30m2 nếu được xử lý bằng cọc tre thì chi phí chỉ mất khoảng 1.5 triệu đồng, còn nếu ép cọc bê tông thì chi phí khoảng hơn 15 triệu. Tuy nhiên, ưu điểm của cọc bê tông đó chính là độ sâu tốt hơn hẳn, có thể đạt tầm 7m còn cọc tre chỉ đạt khoảng 1.5m mà thôi. Với độ sâu này thì nền móng nhà sẽ rất kiên cố, vững chãi. Ngoài ra, cọc bê tông thường được làm từ bê tông cốt thép kết hợp với sắt, thép phi 12 hoặc 14, độ bền hơn cẳn cọc tre có thể bị tác động theo thời gian.

Vậy nên, sau khi xuất hiện phương pháp thi công này, gần như những gia đình xây dựng nhà từ 3 tầng trở lên, nếu xây dựng trên nền đất yếu sẽ đều chọn thi công ép cọc bê tông chứ không lựa chọn cọc tre như trước. Mặc dù giá thành có cao hơn nhiều lần, nhưng với mức thu nhập bình quân đầu người hiện tại, thì các chủ nhà vẫn có thể đầu tư tốt cho căn nhà của mình để trong quá trình sử dụng không xảy ra những vấn đề không đáng có.

Thị trường ép cọc bê tông ngày càng nở rộ, vì thế giá cả đã được cạnh canh hơn nhiều so với những năm về trước. Máy móc kỹ thuật hiện đại hơn, giúp chất lượng thi công được nâng cao. Tuy nhiên, khi chọn lựa chọn đơn vị thi công ép cọc, chủ nhà cần tìm hiểu kỹ, chọn những đơn vị đã có uy tín trên thị trường. Đã triển khai nhiều dự án có cùng quy mô công trình với căn nhà mình chuẩn bị xây như vậy rủi ro sẽ ít xảy ra.

Chúc các bạn thành công.